Theo chuyên gia, gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội lãi suất 8,2% trong 5 năm có thể đẩy rủi ro cho người thu nhập thấp khi hết ưu đãi.
Đầu tháng 4, Thủ tướng đã phê duyệt đề án xây dựng ít nhất một triệu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp từ nay đến năm 2030 (trong đó đến năm 2025 hoàn thành 428.000 căn). Ngân hàng Nhà nước sau đó cũng hướng dẫn về gói vay 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội. Theo đó, từ nay đến hết 30/6, chủ đầu tư được vay 8,7% mỗi năm, kéo dài trong 3 năm kể từ ngày giải ngân; còn người mua nhà được áp mức lãi suất 8,2% mỗi năm trong 5 năm. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng vì thanh khoản trầm lắng, tắc nghẽn vốn ở cả phía người mua lẫn chủ đầu tư, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay ưu đãi được nhiều người ví như nắng hạn gặp mưa rào.
Song theo các chuyên gia am hiểu phân khúc nhà ở xã hội, mức lãi suất 8,2% trong 5 năm gói vay 120.000 tỷ đồng có thể biến các ưu đãi thành ngược đãi đối với người có thu nhập thấp khi bước sang năm thứ 6.
Nói với VnExpress, ông Lê Quốc Kiên, chuyên gia bất động sản độc lập chia sẻ, cho vay mua nhà ở xã hội không phải là bài toán kinh doanh thông thường. Đây là đối tượng khách hàng mua nhà phải đáp ứng các điều kiện thu nhập thấp, nằm trong danh sách nhà nước quy định cần hỗ trợ ưu đãi (tức bán có điều kiện), không thể đánh đồng như cho vay nhà ở thương mại (tầng lớp trung lưu trở lên).
Người mua nhà ở xã hội cần lãi suất thấp, ổn định lâu dài tối thiểu 10-15 năm (thời gian dư nợ giảm dần đáng kể). Bởi lẽ người mua có thu nhập khiêm tốn, cơ hội tăng thu nhập không cao, khả năng tích lũy kém, cuộc sống của họ rất chật vật, bấp bênh nếu phải hứng chịu nguy cơ lãi suất thả nổi vì lãi suất ưu đãi chỉ trong 5 năm.
Theo chuyên gia, gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội lãi suất 8,2% trong 5 năm có thể đẩy rủi ro cho người thu nhập thấp khi hết ưu đãi.
Đầu tháng 4, Thủ tướng đã phê duyệt đề án xây dựng ít nhất một triệu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp từ nay đến năm 2030 (trong đó đến năm 2025 hoàn thành 428.000 căn). Ngân hàng Nhà nước sau đó cũng hướng dẫn về gói vay 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội. Theo đó, từ nay đến hết 30/6, chủ đầu tư được vay 8,7% mỗi năm, kéo dài trong 3 năm kể từ ngày giải ngân; còn người mua nhà được áp mức lãi suất 8,2% mỗi năm trong 5 năm. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng vì thanh khoản trầm lắng, tắc nghẽn vốn ở cả phía người mua lẫn chủ đầu tư, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay ưu đãi được nhiều người ví như nắng hạn gặp mưa rào.
Song theo các chuyên gia am hiểu phân khúc nhà ở xã hội, mức lãi suất 8,2% trong 5 năm gói vay 120.000 tỷ đồng có thể biến các ưu đãi thành ngược đãi đối với người có thu nhập thấp khi bước sang năm thứ 6.
Nói với VnExpress, ông Lê Quốc Kiên, chuyên gia bất động sản độc lập chia sẻ, cho vay mua nhà ở xã hội không phải là bài toán kinh doanh thông thường. Đây là đối tượng khách hàng mua nhà phải đáp ứng các điều kiện thu nhập thấp, nằm trong danh sách nhà nước quy định cần hỗ trợ ưu đãi (tức bán có điều kiện), không thể đánh đồng như cho vay nhà ở thương mại (tầng lớp trung lưu trở lên).
Người mua nhà ở xã hội cần lãi suất thấp, ổn định lâu dài tối thiểu 10-15 năm (thời gian dư nợ giảm dần đáng kể). Bởi lẽ người mua có thu nhập khiêm tốn, cơ hội tăng thu nhập không cao, khả năng tích lũy kém, cuộc sống của họ rất chật vật, bấp bênh nếu phải hứng chịu nguy cơ lãi suất thả nổi vì lãi suất ưu đãi chỉ trong 5 năm.
Trích: Vnexpress.net _ Vũ Lê